Cầu thủ Giải_bóng_đá_Ngoại_hạng_Anh

Ra sân nhiều nhất
Thứ hạngCầu thủTrận
1 Gareth Barry653
2 Ryan Giggs632
3 Frank Lampard609
4 David James572
5 Gary Speed535
6 Emile Heskey516
7 Mark Schwarzer514
8 Jamie Carragher508
9 Phil Neville505
10 Steven Gerrard504
Rio Ferdinand
Tính đến ngày 22 tháng 01 năm 2020[136]
In nghiêng : Cầu thủ đang thi đấu chuyên nghiệp
In đậm : Cầu thủ đang thi đấu tại Premier League.

Số lần ra sân

Gareth Barry đang giữ kỉ lục số lần ra sân tại Premier League, nhiều hơn bất cứ cầu thủ nào.[137]

Cầu thủ nước ngoài và quy định chuyển nhượng

Trong mùa giải Premier League đầu tiên 1992–93, ở vòng đấu mở màn chỉ có 11 cầu thủ ra sân trong đội hình xuất phát đến từ bên ngoài của Vương quốc Anh hoặc Ireland.[138] Tới mùa 2000–01, số cầu thủ nước ngoài tham dự Premier League là 36%. Mùa 2004–05 con số tăng lên 45%. Ngày 26 tháng 12 năm 1999, Chelsea trở thành đội bóng đầu tiên tại Premier League ra sân với toàn cầu thủ nước ngoài,[139] còn ngày 14 tháng 2 năm 2005, Arsenal trở thành đội bóng đầu tiên đăng ký cả 16 cầu thủ cho 1 trận đấu là người nước ngoài.[140] Tới năm 2009, chỉ còn dưới 40% cầu thủ tham dự Premier League là người Anh.[141]

Để đối phó với những lo ngại rằng các câu lạc bộ ngày càng bỏ qua các cầu thủ trẻ Anh để sử dụng các cầu thủ nước ngoài, năm 1999, Cục Xuất nhập cảnh Vương quốc Anh thắt chặt quy định của cấp giấy phép lao động cho cầu thủ đến từ ngoài Liên minh châu Âu.[142] Một cầu thủ ngoài EU chỉ được cấp giấy phép lao động khi thi đấu 75% số trận đấu hạng 'A' mà cầu thủ đó được lựa chọn trong vòng 2 năm, và quốc gia của cầu thủ đó trung bình phải xếp ít nhất là thứ 70 trong bảng xếp hạng FIFA trong vòng 2 năm. Nếu 1 cầu thủ không đạt được những tiêu chí đó, câu lạc bộ muốn ký hợp đồng với cầu thủ đó có thể đưa ra lời yêu cầu.[143]

Các cầu thủ sẽ chỉ được chuyển nhượng khi thị trường chuyển nhượng mở cửa bởi Hiệp hội bóng đá. Sẽ có 2 kỳ chuyển nhượng bắt đầu từ ngày cuối cùng của mùa giải tới 31 tháng 8 và từ 31 tháng 12 tới 31 tháng Giêng. Cầu thủ đã được đăng ký sẽ không được thay đổi trong kì chuyển nhượng đó trừ khi có giấy phép đặc biệt từ FA, thường là trong trường hợp khẩn.[144] Tới mùa 2010–11, Premier League đưa ra luật mới về việc các câu lạc bộ chỉ được phép đăng ký tối đa 25 cầu thủ trên 21 tuổi, cùng với đó là danh sách đội hình chỉ được phép thay đổi trong kì chuyển nhượng hoặc trong trường hợp đặc biệt. Cùng với đó là khái niệm 'home grown' cũng được áp dụng, theo đó cũng từ năm 2010 ít nhất là 8 trong số 25 cầu thủ đăng ký phải là 'cầu thủ home-grown'.[145][146]

Lương cầu thủ và phí chuyển nhượng

Không có mức lương trần dành cho một cá nhân hay một đội bóng nào tại Premier League. Đây là kết quả của những bản hợp đồng bản quyền truyền hình ngày càng hấp dẫn, lương các cầu thủ tăng mạnh kể từ khi Premier League ra đời khi mà mức lương trung bình của cầu thủ chỉ là 75.000 bảng Anh một năm.[147] Mức lương trung bình vào mùa 2008–09 là 1,1 triệu bảng.[148] Tới năm 2015, trung bình lương của Premier League cao nhất trong các giải bóng đá trên thế giới.[149]

Kỷ lục chuyển nhượng dành cho một cầu thủ Premier League tăng đều đặn qua từng năm. Trước khi bắt đầu mùa giải Premier League đầu tiên Alan Shearer mới trở thành cầu Anh có mức chuyển nhượng trên 3 triệu bảng.[150] Các kỷ lục tăng đều đặn trong vài mùa giải đầu tiên ở Premier League, cho đến khi Alan Shearer đã phá vỡ kỷ lục 15 triệu bảng khi chuyển tới Newcastle United vào năm 1996.[150] Ba kỉ lục chuyển nhượng cao nhất lịch sử thể thao thì đều là các câu lạc bộ Premier League bán đi, khi Tottenham Hotspur bán Gareth Bale cho Real Madrid với giá 85 triệu bảng năm 2013,[151] Manchester United bán Cristiano Ronaldo cho Real Madrid với mức giá 80 triệu bảng năm 2009,[152]Liverpool bán Luis Suárez cho Barcelona thu về 75 triệu năm 2014.[153]

Cầu thủ ghi bàn hàng đầu

Alan Shearer là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất lịch sử Premier League.Tính đến 4 tháng 11 năm 2018.
Thứ hạngTênNămBàn thắngTrậnTỉ lệ
1 Alan Shearer1992–20062604410.59
2 Wayne Rooney2002–20182084910.42
3 Andrew Cole1992–20081874140.45
4 Frank Lampard1995–20151776090.29
5 Thierry Henry1999–2007, 20121752580.68
6 Robbie Fowler1993–20091633790.43
7 Jermain Defoe2001–2003, 2004–2014, 2015–1624920.33
8 Sergio Agüero2011–1512180.69
9 Michael Owen1996–2004, 2005–131503260.46
10 Les Ferdinand1992–20051493510.42
Nghiêng cầu thủ vẫn đang thi đấu chuyên nghiệp.
Đậm hiện đang thi đấu tại Premier League.[136]

Chiếc giày vàng được trao cho cầu thủ ghi nhiều bàn thắng tại Premier League vào cuối mỗi mùa bóng. Cựu tiền đạo Blackburn Rovers và Newcastle United Alan Shearer đang giữ kỉ lục ghi nhiều bàn thắng nhất tại Premier League với 260.[154] Hai mươi tư cầu thủ đã đạt cột mốc 100 bàn thắng.[155]Kể từ mùa giải Premier League đầu tiên 1992–93, 14 cầu thủ đến từ 10 câu lạc bộ khác nhau đã giành hoặc chia sẻ danh hiệu vua phá lưới giải đấu.[156] Thierry Henry giành danh hiệu vua phá lưới thứ tư với 27 bàn vào mùa 2005–06. Andrew Cole và Alan Shearer cùng nhau giữ kỉ lục ghi nhiều bàn thắng nhất trong một mùa giải (34) – cho lần lượt Newcastle và Blackburn.[157] Ryan Giggs của Manchester United giữ kỉ lục ghi bàn trong nhiều mùa liên tiếp nhất, với việc ghi bàn trong cả 21 mùa giải đầu tiên.[158]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giải_bóng_đá_Ngoại_hạng_Anh http://www.thenational.ae/sport/football/changing-... http://www.tsn.ca/soccer/story/?id=420945 http://www.bloomberg.com/news/2013-11-11/top-socce... http://edition.cnn.com/2012/05/20/sport/football/f... http://www.cnn.com/2010/SPORT/football/06/08/footb... http://premierleague.custhelp.com/app/answers/deta... http://www.deloitte.com/view/en_GB/uk/industries/s... http://www2.deloitte.com/content/dam/Deloitte/uk/D... http://www.ecaeurope.com/Default.aspx?id=1085058 http://www.ecaeurope.com/eca-members/eca-members/